Thứ Tư, 30/10/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Hoa hồi Lạng Sơn - Món quà thiên nhiên quý giá xứ Lạng

Thứ ba, 14/02/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Rừng hồi tại xã Yên Phúc, huyện Văn Quan - nơi được coi là "thủ phủ" của cây hồi. Hồi chính vụ thường cho thu hoạch khoảng tháng 7 - tháng 9. Ngoài ra, hồi còn có loại hồi tứ quý cho thu hoạch vào sau Tết Nguyên đán.

Hoa hồi thực chất là quả, mỗi hoa gồm 5-8 cánh hình thoi xếp thành hình sao hoặc nan hoa. Loài cây này không mất nhiều công chăm sóc, chỉ việc lấy hạt hoặc cây con cắm xuống đất rồi để cây tự lớn. Thỉnh thoảng người dân đi phát quang cây bụi quanh gốc hồi, không cần phân bón. 

Hoa hồi xanh. Ảnh: Thành Trung

Mỗi năm, cây hồi cho quả hai vụ là vào tháng 8 và tháng 4 âm lịch, mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng. Hồi đậu trái ở cành nhỏ ngoài rìa, có cành đậu nhiều trĩu xuống, có cành mãi tận trên ngọn. Bà Khôn hái hồi đã quen nên rất nhanh tay, loáng cái đã hái xong vài cành thấp. Chọn một cây thân thẳng, có nhiều cành nhánh, bà thoăn thoắt trèo lên, nhưng chỉ hái vài hoa đã tuột xuống.

Thu hoạch hoa hồi. Ảnh: Thành Trung

Cây Hồi không chỉ có ở Lạng Sơn mà còn được trồng ở một số tỉnh khác của nước ta  như Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh…và một số địa phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thiên nhiên ưu đãi về đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, sản phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn vẫn được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt nhất, hàm lượng tinh dầu cao và đặc biệt trong tinh dầu không có độc tố. Cây hồi phát triển tốt tại Lạng Sơn do phù hợp với loại đất và sinh trưởng ở địa hình cao. Người dân xứ Lạng gắn bó với rừng hồi kiểu cha truyền con nối. Trồng một lần và cho thu hoạch cả trăm năm sau. 

Trên địa bàn tỉnh, hồi được trồng rải rác tại hầu hết các huyện (nhiều nhất là tại các huyện: Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình, Cao Lộc) với tổng diện tích hơn 35.000 ha, chiếm trên 70% diện tích hồi cả nước. 

Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý sản xuất thuốc xoa bóp, tiêu hóa, chế biến những đồ mỹ phẩm, hương liệu. Thân cây hồi có những hương vị đặc trưng như hạt giống, được ăn như rau. Hạt thì được chế biến và sử dụng trọng một số sản phẩm thực phẩm. Bột hoa hồi rất thích hợp cho việc làm bánh và là gia vị chủ yếu cho nhiều công thức nấu ăn như thịt vịt, thịt lợn… Ở Phương Tây, dầu được sản xuất bằng cách chưng cất hoa hồi, và tinh dầu hồi thường được cho vào một số loại rượu vang. Nó cũng là một loại hương vị trong các món tráng miệng và món nướng. Trong y học cổ truyền, hoa hồi giúp cho việc kích thích tiêu hóa, đồng thời dùng để điều trị và giảm đau bụng. Vì thế, từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn. 

Đến những năm 80 của thế kỷ 20, cây hồi không được quan tâm do thị trường hẹp, không có đầu ra. Nhưng từ năm 1990 đến nay, hoa hồi mới lấy lại vị trí của mình và sản phẩm tinh dầu hồi được xuất khẩu sang Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu Âu... để chế các loại dược phẩm và mỹ phẩm. Đặc biệt trong những năm gần đây, tinh dầu hồi được các nhà khoa học phát hiện, điều chế để sản xuất Tamiflu là thuốc đặc trị các bệnh cúm A/H1N1, H5N1, H3N2...

Tinh dầu hồi. Ảnh: Thành Trung

Nhiều năm qua, cây Hồi được xác định là cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài của tỉnh Lạng Sơn, là nguồn hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Vì vậy, để tạo điều kiện cho mặt hàng lâm sản này tham gia hòa nhập thị trường trong nước và thị trường quốc tế cũng như giúp cho việc bảo hộ cả người sản xuất và người tiêu dùng, cần thiết phải xây dựng và đăng ký bảo hộ Tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm Hồi Lạng Sơn. Năm 2007, cây hồi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công bố quyết định đăng bạ tên gọi xuất khẩu hàng hóa, địa lý chỉ dẫn cho sản phẩm hoa hồi, được nhà nước bảo hộ, là tài sản quốc gia bất khả xâm phạm. Đây là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ, phát triển nâng cao sản lượng và chất lượng Hoa Hồi cũng như chế biến, tiêu thụ sản phẩm Hồi hướng đến mục tiêu bảo vệ thương hiệu, phát triển bền vững loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, đa tác dụng, xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó.

Bài thuốc từ hoa hồi. Ảnh: Thành Trung.

Cây hồi phát triển tốt tại Lạng Sơn do phù hợp với loại đất và sinh trưởng ở địa hình cao. Người dân xứ Lạng gắn bó với rừng hồi kiểu cha truyền con nối. Trồng một lần và cho thu hoạch cả trăm năm sau. Riêng diện tích hồi Lạng Sơn đã chiếm hơn 70% của cả nước. Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý sản xuất thuốc xoa bóp, tiêu hóa, chế biến những đồ mỹ phẩm, hương liệu.

Vì thế, từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn, nhưng đến những năm 80 của thế kỷ 20, cây hồi không được quan tâm do thị trường hẹp, không có đầu ra. Từ năm 1990 đến nay người trồng hồi tiếp tục phát triển loại cây đặc sản này, những vụ hồi về sau bắt đầu khởi sắc.

Thành Trung (t/h)

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?