Thứ sáu, 29/03/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình

Số hóa nông thôn ở Việt Nam: Trường hợp xã Yên Hòa

Chủ nhật, 05/09/2021

  Yên hoà là một xã miền núi có 2301 hộ với 7557 nhân khẩu với tổng diện tích 802.03 ha đất nông nghiệp và 225.82ha đất phi nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người là 48.12 triệu đồng/ người, khoảng 2080 usd thấp hơn bình quân thu nhập cả nước năm 2020 là 2750 USD. Xã Yên Hoà có hạ tầng kết nối mạng khá tốt, trong đó 70% người dân sử dụng điện thoại thông minh, 90% các hộ gia đình có kết nối internet và tất cả các cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã đều có máy tính và được kết nối internet. Cục Tin học hoá là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì sáng kiến triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại các xã đang còn gặp nhiều khó khăn trên cả nước. Nội dung thí điểm chuyển đổi số cấp xã diễn ra trong khuôn khổ của Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 3/6/2020. Mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ đóng góp 20% vào GDP và tỷ trọng kinh tế số trong mỗi ngành đạt tối thiểu 10%. Trong đó nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên về chuyển đổi số. 

Để triển khai các nội dung này Cục Tin học hoá, đã triển khai chương trình thí điểm chuyển đổi số cấp xã cho 11 xã trong cả nước. Chính quyền tại các địa phương đã bố trí ngân sách, nguồn lực để nâng cấp hạ tầng số ở những khu vực này. Để xây dựng xã Yên Hoà trở thành xã “thông minh”, Cục Tin học hoá – Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mô, Uỷ ban nhân dân xã Yên Hoà bắt đầu chương trình thí điểm vào tháng 04/2020. 
 
 
Đ/c Nguyễn Thị THu Hà, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với người dân tại xã Yên Hòa, huyện Yên Mô 
 
Uỷ ban nhân dân xã Yên Hoà đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số và thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã để triển khai chương trình, cũng như phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh và thường xuyên báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Ngoài các đơn vị này còn có sự tham gia của các các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong việc cung cấp các công nghệ, giải pháp và dịch vụ cho chương trình. 
 
Chương trình thí điểm có nhiều nội dung như: Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng số: nâng cao năng lực về hạ tầng cho Uỷ ban nhân dân các xã, hoàn thiện hạ tầng số làm nền tảng cho việc triển khai Chính quyền số. 
 
Y tế thông minh và giáo dục thông minh: triển khai các dich vụ tư vấn, chăm sóc sức khoẻ từ xa cho người dân (tele medici); kết nối trạm y tế cấp xã với bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương (tele health) để tư vấn khám chữa bệnh từ xa và ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử. 
 
Truyền thanh thông minh: sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong việc truyền thanh các thông tin tại cơ sở. 
 
Thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến: đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử và sử dụng các phương án thanh toán trực tuyến. 
 
Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều các hoạt động đã được hỗ trợ và thực hiện chuyển đổi số. Trong việc tái cấu trúc hạ tầng số, một vài hoạt động được hỗ trợ bởi Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình vào tháng 09/2020 như hỗ trợ việc giám sát kết nối qua mạng internet của UBND xã, nâng cấp về bảo mật, an toàn, an ninh mạng, nâng cấp trang thông tin điện tử của xã, triển khai hệ thống camera giám sát an ninh và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã.
 
Bài viết trên website của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO)
 
Phương Nguyên (th)
 
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập
4327327

Trực tuyến: 83

Hôm nay: 6432

Hôm qua: 7918