Thứ sáu, 29/03/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình

Xây dựng nông thôn mới những bước đi đúng hướng

Thứ bảy, 19/02/2022

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dan chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng. Tính đến nay toàn tỉnh có 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Hoa Lư, Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô), 01 thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (Tam Điệp), huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình hoàn thành tiêu chí, hồ sơ thủ tục xét công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới. Lũy kế đến hết năm 2021 có 117/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 98,3%, 11 xã hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu, có 16 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao.

Đường hoa Nông thôn mới


Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể các cấp, sự tham gia tích cực chủ động của các tổ chức và nhân dân, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả. Nông thôn khởi sắc, nông nghiệp phát triển toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. 
Hệ thống giao thông tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp bảo trì thường xuyên, trong năm 2021, các xã đã tiếp nhận trên 24 nghìn tấn xi măng làm được 967 tuyến đường, với tổng chiều dài gần 200 km. Về cơ sở vật chất văn hóa, trong năm, các địa phương tiếp tục xây mới 46 nhà văn hóa thôn, đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống sân, thiết bị hoạt động thể dục, thể thao và khu vui chơi cho trẻ em. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ rác thải được thu gom, vận chuyển xử lý tập trung đạt 81%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung đạt 62,5%. 
Việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân được các địa phương đặc biệt chú trọng, đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh; các mô hình liên kết sản xuất, có giá trị kinh tế cao ngày càng được nhân rộng. 
Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm. Hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 1,87% và đến hết năm 2021 giảm còn 1,82%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 47,48 triệu đồng/người/năm và năm 2021 là 48,53 triệu đồng/người/năm.
Năm 2021, tổng nguồn lực huy động cho xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đạt 4.522 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ cộng đồng dân cư đóng góp và tự đầu tư là 1.504 tỷ đồng. Trong năm, toàn tỉnh có thêm huyện Yên Mô được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020; huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình đủ điều kiện xét công nhận huyện đạt chuẩn và thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có thêm 11 xã được xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 17 xã được xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (vượt 2 xã so với kế hoạch), 2 xã được xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 238 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Vùng chuyên canh thủy sản huyện Kim Sơn


Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong triển khai, thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ninh Bình cần: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng nông thôn mới; nhất là vốn tín dụng để thực hiện các nội dung của Chương trình, trong đó tập trung hỗ trợ triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, hỗ trợ áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ trong nông nghiệp, môi trường và nước sạch nông thôn; Tăng cường vận động, khuyến khích người dân tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới theo hình thức tự nguyện, không huy động quá sức dân và để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản của Chương trình; vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục phát huy đúng mức vai trò chức năng của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc giám sát và phản biện đối với các chương trình, dự án và các công việc liên quan đến tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới ở địa phương nhằm góp phần tăng hiệu quả, chất lượng các chí, công trình, hạn chế thấp nhất lãng phí, tiêu cực trong sử dụng các nguồn nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới; các sở, ngành tiếp tục thể hiện tốt hơn nữa trách nhiệm theo dõi địa bàn và tiêu chí của ngành mình phụ trách. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tiến độ triển khai để kịp thời cùng với địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí…

Hải An

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập
4325740

Trực tuyến: 55

Hôm nay: 4845

Hôm qua: 7918