Thứ sáu, 29/03/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình

Phát triển bền vững cây trồng vùng chuyển đổi

Thứ sáu, 06/11/2020

Hưng Yên đã xây dựng thành công nhiều mô hình canh tác hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng, là mô hình cho cả nước đến tham quan và học làm theo.

Trung tâm KNQG phối hợp với Sở NN-PTNT Hưng Yên vừa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chủ đề “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây trồng ở vùng đã chuyển đổi”.
Tại diễn đàn, ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Hưng Yên cho hay: “Là địa phương có diện tích canh tác hạn hẹp, nên ngành chuyên môn và các cấp chính quyền của tỉnh luôn quan tâm hoàn thiện các cơ chế chính sách, xây dựng mô hình sản xuất, nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững.
Riêng lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn năm 2015-2020 Hưng Yên đã chuyển đổi được gần 11.000ha cây trồng các loại sang canh tác rau màu, dược liệu, cây ăn trái và trang trại VAC, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-5 lần so với cây các cây trồng cũ.
Nhiều diện tích trồng hoa, cây cảnh cho giá trị thu nhập 1,2-2 tỷ đồng/ha/năm, cá biệt có mô hình trồng lan hồ điệp, hiệu quả canh tác đạt 10 tỷ đồng/ha/năm. Mỗi năm các địa phương trong tỉnh, có thể đáp ứng cho thị trường Hà Nội 70% nhu cầu hoa, cây cảnh các loại.
Bênh cạnh đó, Hưng Yên còn có một số sản phẩm cây trồng nổi tiếng như nhãn lồng Phố Hiến, vải trứng Phan Sào Nam, nghệ Chí Tân, cúc dược liệu Văn Lâm, ổ lê Yên Mỹ...".



TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc “giải mã” các mẫu bệnh phẩm trên cây ăn quả do nhà nông mang tới (nữ cầm trái cây).


Sau khi tham quan thực tế mô hình chuyển đổi đất lúa năng suất thấp, sang trồng ổi lê Đài Loan ở xã Hoàn Long, Yên Mỹ (Hưng Yên), ông Nguyên Lân Hùng – Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam nhận xét: Trồng ổi dễ canh tác, tốn ít công lao động, áp lực thời vụ thấp, sản phẩm sạch, thu nhập hơn 500 triệu đồng/ha canh tác (cao gấp 5-6 lần sản xuất lúa). Nếu rãnh giữa các luống ổi, nhà nông đào sâu thêm, để vừa lấy nước tưới cây, vừa thả ốc nhồi hoặc các loại cá đen (trê, rô phi) thì thu nhập còn cao hơn nữa.
Tuy nhiên để sản xuất ổi nói riêng, cây ăn trái nói chung đạt được hiệu quả cao, bền vững, các hộ phải liên kết trồng trọt theo mô hình HTX lớn, gắn kết với doanh nghiệp bao tiêu chế biến. Vì sản xuất nhỏ lẻ sẽ không thể bán sản phẩm được giá cao, khó kiểm soát môi sinh và môi trường, khó ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.



Ổi lê Đài Loan trồng trên đất chuyển đổi.


Đại diện Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm, ông Nguyễn Văn Bốn cũng chỉ rõ: Hiện tượng các vườn ổi ở đây chỉ khai thác kinh doanh được 3-4 năm, cây đã già cỗi, phải đốn đi trồng lại (theo phản ánh của các nhà nông) là do đất thiếu chất hữu cơ.
Để khắc phục, cần bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh. Hiện nay trên thị trường đã có các loại men vi sinh, bà con có thể mua và tự chế phân hữu cơ vi sinh tại nhà, sẽ hạ giá thành đáng kể. Việc bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp với NPK tổng hợp, vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cân đổi cho cây trồng, giúp phục hồi hệ vi sinh vật đất, gia tăng độ phì, tăng chất lượng nông sản và đảm bảo môi sinh.   



Ông Kim Văn Tiêu (đứng) đang điều hành diễn đàn.


Rất nhiều mẫu bệnh phẩm trên trên cây ăn trái được nông dân mang tới nhờ diễn đàn giải đáp, đã được các chuyên gia của Viện Bảo vệ Thực vật - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam “giải mã” thỏa đáng, trong đó thời sự nhất vẫn là các dấu hiệu của bệnh Greening – vàng lá gân xanh trên cam, bưởi.
“Để phòng ngừa căn bệnh nan y này, phải trồng bằng cây giống sạch bệnh, diệt trừ rầy chổng cánh, luân canh với cây khác họ và vẫn phải nói lại, bón đủ phân hữu cơ vi sinh cho vườn cây. Riêng các cây trồng đã bị nhiễm bệnh, phải chặt đi, đốn bỏ”, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc khuyến cáo.
Có thể nói diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp là nơi kết nối “4 nhà“, giúp nông Hưng Yên nói riêng, nông dân cả nước nói chung, khắc phục kịp thời các vướng mắc phát sinh trong thực tế chăn nuôi, trồng trọt, và thúc đẩy nhân mô hình ra diện rộng.
“Trong thời gian gian tới, Khuyến nông @ Nông nhiệp sẽ xây dựng phần mềm tư vấn trực tuyến. Theo đó, mỗi nhà nông cần có điện thoại thông minh, truyền hình ảnh thực cây trồng, vật nuôi qua mạng, nhìn vào đó các chuyên gia sẽ đưa ra các giải pháp hướng dẫn bà con chăm sóc và phòng ngừa sâu, bệnh kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra còn giúp các nhà nông, kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu nông sản”, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiết lộ.

Nguyễn Hải Tiến

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập
4326930

Trực tuyến: 62

Hôm nay: 6035

Hôm qua: 7918